Hội nghị giao ban công tác Đoàn cụm miền Đông Nam bộ
Từ khi Nghị định 168/2024 có hiệu lực thi hành, tình hình giao thông trên địa bàn TP.HCM có chuyển biến rõ rệt. Theo CSGT, tình hình người dân vượt đèn đỏ, rẽ phải khi đèn đỏ hầu như không còn.Tuy nhiên, mấy ngày qua, mạng xã hội liên tục xuất hiện những bài đăng than thở về tình hình một số trụ đèn đỏ liên tục bị lỗi. Dù vậy, người tham gia giao thông đều không dám chạy qua vì mức phạt vượt đèn đỏ với xe máy là 5 triệu, ô tô là 19 triệu đồng (mức trung bình).Mới đây, một số người dùng mạng xã hội chia sẻ đoạn clip ghi lại cảnh trụ đèn đỏ ở Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn (giao lộ Lê Duẩn - Phạm Ngọc Thạch) bị lỗi, tất cả xe đều dừng lại trước vạch theo tín hiệu đèn. Sau thời gian chờ đợi, nhiều người đi xe máy đã xuống dắt bộ xe vượt đèn. Người ngồi trên ô tô phải mở cửa xe, đứng xuống đường, một số người gọi công an phường."Đèn đỏ này hư, đứng nãy giờ cả 15 phút đồng hồ rồi", tài khoản T.B vừa quay clip vừa nói. Một người dùng TikTok khác cũng phân vân: "Đèn đỏ lâu như vầy thì đi hay đứng lại đây trời?".Tương tự, ngày 10.1, camera hành trình của xe ô tô ghi lại cảnh đèn xanh còn 10 giây thì đột ngột chuyển vàng ở giao lộ Út Tịch - Hoàng Văn Thụ khiến tài xế phải dừng lại gấp, còn xe di chuyển phía trước vô tình thành vượt đèn vàng. Ở phần bình luận, nhiều người thắc mắc, làm sao để chứng minh đèn đỏ bị hư. Có người lo ngại sau một thời gian, CSGT gửi thông báo phạt nguội về nhà, khi đó "tốn thời gian" đi lên đi xuống giải trình.Thậm chí, với mức phạt không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu như hiện nay, các tài khoản mạng khác thắc mắc: nên xử lý như thế nào khi rơi vào tình huống này, xuống xe dắt bộ có được không?Đại diện Trung tâm Quản lý điều hành giao thông đô thị, thuộc Sở GTVT TP.HCM cho hay, hiện nay hệ thống đèn tín hiệu giao thông trên địa bàn TP có 2 nhóm: nhóm có kết nối về trung tâm để điều khiển và nhóm vận hành tại chỗ theo các kịch bản thiết lập sẵn hoặc theo yêu cầu điều khiển tại chỗ của lực lượng chức năng.Tủ đèn tín hiệu tại Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn thuộc nhóm có kết nối về trung tâm. Tại thời điểm người dân phản ánh báo đèn đỏ liên tục, tủ được chuyển sang vận hành ở chế độ tại chỗ. Tức là, vào thời điểm này, người vận hành tại tủ chuyển chế độ từ điều khiển từ xa sang vận hành tại chỗ để giải tỏa lưu lượng khi cần thiết.Theo tìm hiểu của PV, tại TP.HCM, người điều khiển các trụ đèn thường là CSGT hoặc thanh niên xung phong. Tại thời điểm đèn hiển thị đỏ liên tục hướng từ Phạm Ngọc Thạch ra Lê Duẩn thì ở chiều lưu thông trên đường Lê Duẩn xe cộ không đông đúc. Đoạn đường này thuộc quản lý của Đội CSGT Bến Thành, thuộc Phòng CSGT Công an TP.HCM.Hiện đơn vị này đang trích xuất camera để tìm người điều khiển đèn là ai. Trung tâm Quản lý điều hành giao thông đô thị thông tin thêm, trong quá trình vận hành, nếu phát hiện lỗi, trung tâm sẽ phối hợp các đơn vị khắc phục nhanh chóng. Thông thường, một sự cố đèn sẽ được giải quyết trong vòng không quá 1 giờ kể từ khi nhận tin. Trong thời gian này, trung tâm thông tin đến CSGT để phối hợp, điều tiết giao thông tại giao lộ.Theo đơn vị này, từ khi Nghị định 168 có hiệu lực, trung tâm đã tăng cường đội ngũ kỹ thuật của trung tâm, các đơn vị duy tu để thường trực giải quyết khi có sự cố.Đại diện Trung tâm Quản lý hạ tầng giao thông đường bộ cũng giải thích, ở các trụ đèn được cài chế độ tự động nhưng khi có sự can thiệp của người điều khiển giao thông để chỉnh đèn bằng tay thì sẽ có tình trạng đèn chuyển đột ngột từ xanh sang vàng. Trước đó, đại diện Sở GTVT cho hay, Sở đang quản lý 1.070 chốt đèn tín hiệu giao thông. Trong đó có 843 chốt đèn hoạt động độc lập, 227 chốt đèn hoạt động kết nối điều khiển tại Trung tâm điều khiển. Sở đã thường xuyên phối hợp các đơn vị, xử lý kịp thời các sự cố về đèn tín hiệu."Trong quá trình hoạt động của hệ thống đèn tín hiệu giao thông vẫn còn xảy ra tình trạng sự cố hư hỏng, bao gồm: mất nguồn cung cấp điện, hư hỏng thiết bị tủ điều khiển, hư hỏng đèn... dẫn đến khó khăn cho người tham gia giao thông", đại diện Sở GTVT thông tin.Hố sâu nguy hiểm
Đoạt giải Sách hay Trung Quốc năm 2020 do Hiệp hội Đánh giá Sách Trung Quốc tổ chức, được Ban Tuyên giáo Trung ương Trung Quốc bình chọn là "Dự án xuất bản Văn học Thiếu nhi Xuất sắc", được Cục Quản lý Xuất bản và Báo chí Quốc gia đề cử vào 100 ấn phẩm xuất sắc cho thanh thiếu niên trên toàn quốc, Cậu bé đạp gió rẽ sóng có thể nói là tác phẩm nổi bật và nổi tiếng nhất của nhà văn Triệu Lăng.Xoay quanh cậu bé 10 tuổi Tần Hải Tâm - con trai của một người lính hải quân, cuốn sách kể về hành trình hòa nhập với môi trường biển của cậu khi vốn đã quen sống ở đồng bằng, qua gửi gắm bài học về tình yêu quê hương đất nước và sự hy sinh to lớn của những người cha, người mẹ là lính hải quân.Về tác phẩm này, Triệu Lăng cho biết mình lấy cảm hứng từ nhân vật có thật là một cậu bé từng đoạt chức quán quân ở một cuộc đua thuyền. Lần phỏng vấn cậu đã cho cô tư liệu về quá trình huấn luyện của các tay đua thuyền thiếu niên, các cuộc thi đua thuyền trong và ngoài nước. Cô cho biết: "Chỉ để chuẩn bị tư liệu thôi tôi đã phải mất thời gian hơn một năm, quả thực không hề dễ dàng. Tuy nhiên, những điều này đều cần thiết, chính nhờ sự chuẩn bị đầy đủ đó mà tôi mới có thể toàn tâm toàn ý tập trung sáng tác, viết nên tác phẩm có chiều sâu và bề dày".Cô cũng nói thêm "Có 2 câu trong Cậu bé đạp gió rẽ sóng mà tôi rất thích, đó cũng là câu cậu bé đua thuyền đã kể cho tôi khi tôi phỏng vấn cậu. Tôi hỏi cậu bé đã vượt qua khó khăn như thế nào, thì cậu đã đáp: 'Đạp hết sóng gió trên đường đi, bất kể là trong học tập hay cuộc sống, con đều có thể làm được'. Hai câu nói này để lại ấn tượng sâu sắc trong tôi, khi sáng tác, tôi cũng hy vọng truyền tải được tinh thần lạc quan, tích cực, giàu cảm hứng cho độc giả".Bên cạnh tác phẩm nổi tiếng này, thời gian qua, Chibooks cũng đã giới thiệu đến độc giả tiểu thuyết Mùa lũ của nữ nhà văn, xoay quanh cô bé Lan Nhi và một lần nọ nước lũ tràn qua thôn xóm. Tác giả cho biết cuốn sách này được sáng tác dựa trên nguyên mẫu là câu chuyện thời thơ ấu có thật của bà mình, và đó cũng là câu chuyện bản thân thích nhất, nên cô có một tình yêu nồng nàn với tác phẩm này.Tuy vậy hành trình để hoàn thiện nó không mấy dễ dàng. Cô bộc bạch: "Khi sáng tác Mùa lũ, mặc dù đây là câu chuyện tôi đã nghe kể vô số lần từ khi còn nhỏ, nhưng tôi vẫn nhờ bà kể lại câu chuyện một cách chi tiết từ đầu đến cuối. Tôi dùng điện thoại ghi âm lại từng câu, từng chi tiết, từng câu chuyện bà kể rồi sắp xếp hết chúng vào máy tính, rồi tiếp tục 'tiêu hóa', hấp thụ và sáng tác nghệ thuật".Kết thúc buổi tọa đàm, Triệu Lăng khẳng định cả Mùa lũ và Cậu bé đạp gió rẽ sóng "đều là những tác phẩm tiêu biểu của tôi, và tôi có tình cảm rất sâu đậm với 2 tác phẩm này".Cô cũng nói thêm: "Tôi hy vọng các độc giả thiếu nhi khi đọc 2 cuốn sách đều sẽ giống như nhân vật Lan Nhi của Mùa lũ, trong quá trình trưởng thành dù gặp phải khó khăn hay thất bại, các em vẫn giữ lấy sự nên thơ cùng với trái tim lạc quan và tươi đẹp đối với cuộc sống, ung dung đối mặt bằng nguồn sức mạnh vô tận từ nội tâm. Ngoài ra Tần Hải Tâm trong Cậu bé đạp gió rẽ sóng cũng là một người như vậy, khi khó khăn không nản, áp lực dám gánh, lớn lên ngày càng tích cực và tự tin".Triệu Lăng sinh năm 1984, là thành viên của Hiệp hội Nhà văn Trung Quốc, hiện là biên tập của Tạp chí Văn học và Nghệ thuật Thiếu niên (NXB Thiếu niên Nhi đồng Phượng Hoàng, tỉnh Giang Tô). Cô bắt đầu sáng tác từ năm 13 tuổi và đã có rất nhiều tác phẩm được xuất bản.Tiểu thuyết dài tập Mặt trăng của Chu Tiểu Châu thời thiếu niên của cô đã bán bản quyền sang Malaysia. Trong khi đó, các tiểu thuyết Mùa lũ, Cậu bé đạp gió rẽ sóng cũng được bán bản quyền sang Việt Nam, UAE...
Cận cảnh mạng lưới phòng không phức tạp của Israel
Ông Tunku Ismail Idris, cũng là chủ sở hữu đội bóng Johor Darul Ta'zim nổi tiếng nhất Malaysia, từng có thời gian ngắn làm Chủ tịch FAM từ năm 2017 đến 2018, trước khi nhường chỗ cho vị chủ tịch hiện nay ông Hamidin Mohd Amin.Sau khi AFF Cup 2024 kết thúc, chứng kiến đội tuyển Malaysia sớm bị loại ngay vòng bảng, ông Tunku Ismail Idris đăng thông điệp trên tài khoản cá nhân mạng xã hội X tuyên bố: "Chúng tôi đã xác định được 6-7 cầu thủ ngoại chất lượng, sẵn sàng bổ sung cho đội tuyển Malaysia thi đấu ngay tháng 3 tới đây tại vòng loại Asian Cup 2027. Hy vọng rằng chính phủ Malaysia có thể hỗ trợ trong quá trình nhập tịch cho số cầu thủ này. Đội tuyển Malaysia phải bắt đầu chiến dịch vòng loại với các kết quả tích cực".FAM và đội tuyển Malaysia hiện cũng có một loạt động thái mới để nâng cấp hiệu suất quản lý và thi đấu. Cụ thể, FAM bổ nhiệm một nhân vật mới từ Canada, ông Rob Friend, có nhiều kinh nghiệm trong quản lý bóng đá làm Tổng giám đốc điều hành đội tuyển. Đội tuyển Malaysia hiện cũng có HLV mới là ông Peter Cklamovski từ Úc, làm việc cùng Giám đốc kỹ thuật Scott O'Donnell, đồng hương với nhà cầm quân này.Trong khi đó, sau thông điệp của ông Tunku Ismail Idris, giới chức bóng đá Malaysia đang nghiêng về khả năng ủng hộ đội tuyển nước này cần bổ sung gấp các cầu thủ ngoại nhập tịch để nâng cao khả năng thi đấu và giành vé dự vòng chung kết Asian Cup 2027. Do việc đào tạo cầu thủ trẻ đến nay được xem là thất bại, vì có rất ít cầu thủ được bổ sung lên đội tuyển đạt chất lượng như mong muốn."Việc nhập tịch cầu thủ sẽ không xung đột với lợi ích đào tạo cầu thủ trẻ của bóng đá Malaysia. Đào tạo cầu thủ trẻ là trách nhiệm của các CLB, không phải của FAM. Những gì FAM và MFL (Malaysia Super League) cần làm để bóng đá trẻ Malaysia phát triển hơn, đó là tạo ra các giải đấu cạnh tranh. Các CLB cần có nền tảng phù hợp để đào tạo cầu thủ trẻ. Việc chúng ta chưa làm được, chỉ nên tự trách mình, không thể đổ hết lỗi cho FAM", ông Tunku Ismail Idris nhấn mạnh khi trả lời một người dùng mạng xã hội X cho rằng, FAM đã chi hàng triệu USD đào tạo cầu thủ trẻ nhưng thất bại.Trả lời phỏng vấn trên tờ New Straits Times ngày 12.1, cầu thủ Safawi Rasid của đội tuyển Malaysia, đang khoác áo đội Terengganu FC, cho biết: "Nếu đội tuyển tiếp tục bổ sung thêm cầu thủ ngoại nhập tịch hoặc cầu thủ có gốc gác, hoàn toàn không gây xung đột. Tôi tin, các cầu thủ trẻ và trong nước, sẽ xem đây là sự cạnh tranh lành mạnh. Bạn bắt buộc phải luôn tiến bộ, chứng minh mọi khả năng của mình. HLV mới là người quyết định sẽ chọn ai vào đội tuyển".Sự kiện đội tuyển Malaysia quay lại chiến lược nhập tịch cầu thủ ngoại là vì thành tích quá yếu kém tại AFF Cup 2024 vừa qua. Trước đó, chiến lược này bị chỉ trích dữ dội khi "Những chú hổ Mã Lai" dù giành quyền dự Asian Cup 2023 nhưng sớm bị loại ở vòng bảng.Tại vòng loại Asian Cup 2027, đội tuyển Malaysia nằm cùng bảng F với đội tuyển Việt Nam, còn có 2 đội Nepal và Lào. Chỉ có đội đầu bảng mới giành vé vào vòng chung kết. Do đó, bảng này đội Malaysia gần như sẽ quyết đấu với đội Việt Nam, do đội Nepal và Lào được xem rất yếu khó lòng cạnh tranh. Nếu kịp nhập tịch các cầu thủ ngoại, trong đó có một số cầu thủ thi đấu lâu năm cho CLB Johor Darul Ta'zim do ông Tunku Ismail Idris làm chủ, chắc chắn đội tuyển Malaysia sẽ rất khác trong tháng 3 tới đây khi vòng loại khởi tranh.
Trao đổi với Thanh Niên chiều 11.2, một lãnh đạo Q.Tây Hồ (Hà Nội) cho biết, Công an Q.Tây Hồ đang khẩn trương xác minh, xử lý nghiêm vụ việc nam shipper bị tài xế xe ô tô Lexus hành hung, khiến dư luận phẫn nộ.Theo vị lãnh đạo này, ngay sau khi vụ việc xảy ra, lực lượng công an đã mời tài xế điều khiển xe ô tô Lexus, nam shipper và những nhân chứng đến trụ sở để làm việc, ghi nhận lời khai. "Bước đầu, vụ việc xác định có lỗi của cả hai bên. Tuy nhiên, quá trình xô xát, tài xế Lexus còn dùng cả mũ bảo hiểm để hành hung. Hành động này mang tính chất côn đồ. Quan điểm của quận trong vụ việc này là phải xử lý nghiêm, ai sai đến đâu thì xử lý đến đó", vị lãnh đạo cho biết thêm.Trước đó, tối 10.2, trên mạng xã hội lan truyền đoạn clip quay cảnh nam shipper lái xe máy xảy ra mâu thuẫn với người đàn ông điều khiển xe ô tô Lexus. Sau đó, người lái ô tô lao vào đánh, đấm liên tiếp vào vùng mặt, đầu nam shipper.Chưa dừng lại, tài xế ô tô còn "lên gối" và đá vào mặt nam thanh niên đang ngồi trên xe máy. Đỉnh điểm, nam tài xế ô tô lấy mũ bảo hiểm đập liên tiếp vào đầu nạn nhân.Nam shipper bị hành hung được xác định là anh Nguyễn Xuân Hưng (31 tuổi). Sáng 11.2, anh Hưng được Công an P.Yên Phụ (Q.Tây Hồ) mời đến trụ sở để lấy lời khai, cho giám định thương tích.Theo anh Hưng, sự việc xảy ra ngày 10.2, sau khi ô tô Lexus va chạm với xe máy của anh thì một người đàn ông bước xuống chửi bới và liên tiếp đánh, đấm anh. Từ khi xảy ra vụ việc, anh Hưng chưa nhận được lời xin lỗi hay hỏi thăm của tài xế ô tô cũng như người thân của tài xế này.
Thiếu tướng Nguyễn Hoài Phương: Nguy cơ dịch qua biên giới vào nội địa, bùng phát rất lớn
Theo thông tin được công bố, dự án mới của Trina Solar Cell có tổng mức đầu tư 454 triệu USD (khoảng 11.000 tỉ đồng) tại Khu công nghiệp Yên Bình (Thái Nguyên), trên diện tích 141.000 m2. Dự kiến, dự án được khởi công xây dựng trong tháng 5, hoàn thành và đi vào hoạt động từ tháng 3.2025, quy mô sản xuất trên 11.500 tấn thanh silic đơn tinh thể/năm; 555 triệu sản phẩm tấm silic đơn tinh thể và 560 triệu tấm pin năng lượng mặt trời/năm.